Sự phát triển thần tốc dưới thời Park Chung-Hee (1961–1979) Kỳ tích sông Hán

Cầu Olympic bắc qua sông Hán tại Seoul. Sự phát triển cơ sở hạ tầng, cao ốc và đường sá là những biểu hiện rõ nét nhất của 'Kỳ tích sông Hán'.

Một trong những nhân vật quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn nhất đối với "Kỳ tích sông Hàn" là Park Chung Hee, Đại tướng kiêm Tổng thống thứ ba trong lịch sử chính trị Hàn Quốc. Dưới chính quyền của Park, Hàn Quốc nhanh chóng phục hồi kinh tế thành công nhờ vào những chính sách khắc khổ do ông áp dụng. Park Chung Hee đề ra 'Kế hoạch Phát triển Kinh tế 5 năm' nhằm thúc đẩy phát triển tài nguyên quốc gia để biến Hàn Quốc từ một nước thuần nông nghiệp thành một nước công nghiệp tự cung, tự chủ. Điều này đã giúp người dân có động lực để tiến tới những thành quả kinh tế tiếp theo sau này.[6] Khẩu hiệu mới của Tổng thống Park: "Đối xử với công nhân như gia đình", được cho là đã giúp công nhân lao động Hàn Quốc làm việc với năng suất gấp hơn 2,5 lần so với công nhân của Hoa Kỳ, mặc dù mức lương của công nhân Hàn Quốc khi ấy chỉ bằng một phần mười lương công nhân Hoa Kỳ.[4]

Mặc dù nhiều người dân Hàn Quốc ca ngợi Park Chung Hee như một "người hùng" đã có công lớn đối với nền kinh tế nước nhà, tuy nhiên, một số khác lại chỉ trích ông vì những vi phạm nhân quyền do chế độ độc tài quân sự dưới thời ông gây nên.[6] Sau cuộc đảo chính những năm 1960, Park Chung Hee lên nắm quyền đồng thời thiết lập nên một chế độ chính trị chuyên chếđộc đảng, chỉ duy nhất một đảng của ông được phép cầm quyền. Những người bị cho là "chống lại chế độ" đều bị thủ tiêu, kết án tù hoặc đàn áp dã man.[7] Sau này, đến cuối những năm 1980, Hàn Quốc mới tiến hành cải cách và áp dụng chế độ dân chủ.